Đau lòng với những bức ảnh về nạn tảo hôn khắp nơi trên thế giới

Leave a Comment
Khi tổng hợp những bức ảnh về nạn tảo hôn Pig Ella thực sự xúc động khi nhìn những bức ảnh này. Chắc bạn cũng sẽ có tâm trạng như vậy khi xem những bức ảnh về nạn tảo hôn dưới đây.

Đây là những câu chuyện buồn về nạn tảo hôn. Cuộc đời những cô gái đã bị cướp mất. Họ không có tuổi thơ, không học hành và sớm làm mẹ ở tuổi lên 10. Họ được coi như một món hàng, bị gán nợ. Họ không có quyền sống. Ngay một người đàn ông mới hôm qua đây cưỡng hiếp họ, hôm nay có thể tuyên bố trở thành chồng của họ.

Tình trạng này diễn ra phổ biến ở Ấn Độ, Yemen, Afghanistan và Ethiopia. Và mỗi bức ảnh dưới đây sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện không thể tin được về nạn tảo hôn đang diễn ra ở nhiều vùng quê nghèo ở trên khắp thế giới







“Khi cháu nhìn thấy ông ấy, cháu trốn đi. Cháu ghét phải nhìn thấy ông ấy”, cô bé Tahani (váy hồng) nhớ lại những ngày đầu mới kết hôn. Khi Tahani 6 tuổi, chồng em đã 25 tuổi. Em chụp bức ảnh này với cô bạn Ghada, cũng là một “cô vợ trẻ” khác trên vùng núi Hajjah, Yemen.


Sau khi tổ chức lễ cưới, hai cô dâu người Yemen được đưa tới nhà chồng. Ở đất nước này, nhiều cô gái thậm chí còn nghĩ rằng, lấy chồng sẽ không bị gia đình kiểm soát nữa


Những cô vợ trẻ ở ngôi làng Yemen lúc nào cũng câm lặng, nhút nhát trong bộ đồ bịt kín. Các em không nói gì. Đa số đều kết hôn trong độ tuổi từ 14-16, rất mong được học hành nhưng chưa lần nào được bước chân tới trường


Asia (ở Hajjah, Yemen) làm mẹ năm 12 tuổi. Ở tuổi 14, em đã có 2 con gái. Sinh con sớm mà không có kiến thức, không được giúp đỡ, em sớm bị hậu sản. Khuôn mặt xanh xao, gầy yếu. Em đang tắm cho đứa con nhỏ của mình.


Bạn hẳn sẽ bàng hoàng khi biết câu chuyện của em bé trong bức ảnh này. Rajani mới 5 tuổi và bị bố đánh thức lúc nửa đêm để làm lễ cưới. Bố phải bế em đến nơi tổ chức. Ở Ấn Độ, tảo hôn là bất hợp pháp nên các nghi lễ thế này thường được diễn ra vào ban đêm. Và tất nhiên, cả làng sẽ giữ kín bí mật này.


Rajani và chú rể không buồn nhìn nhau vì hai em còn quá nhỏ, chẳng hiểu gì. Sau lễ đính ước này, em sẽ vẫn ở với bố mẹ cho đến tuổi dậy thì, nhà trai sẽ làm nghi lễ chính thức đón em về làm dâu


Ghulam, 11 tuổi sẽ phải sớm kết hôn với người đàn ông tên Faiz Mohammed, 40 tuổi. Trong ảnh, hai người đang ngồi với nhau trong ngôi nhà tại vùng nông thôn tỉnh Ghor. Khi được hỏi cảm thấy thế nào, cô gái bối rối trả lời: "Cháu không biết người đàn ông này. Vậy cháu biết là mình cảm thấy gì để mà nói đây?"


Cô bé 8 tuổi ngây thơ này vẫn chưa đủ tuổi để hiểu kết hôn là gì và em sẽ phải ứng xử thế nào với nhà chồng. Vậy mà em đã trở thành vợ của người đàn ông 55 tuổi. Cha của cô là Abdul Kasem, 60 tuổi không muốn con gái mình lấy chồng, nhưng nhà quá nghèo, ông không còn lựa chọn nào khác.


Còn đây là gia đình Mohammed Fazal, 45 tuổi với hai người vợ Majabin, 13 tuổi và Zalayha, 29 tuổi trong ngôi làng ở ngoại ô thành phố Mazar Al Sharif. Majabin trở thành vợ của người đàn ông có tuổi này chỉ vì ông ấy thắng bạc và được gán nợ cô bé.


Ziagul 16 tuổi đang ngồi bên người chồng 50 tuổi, con trai 1 tuổi và người vợ cả của ông ở ngôi làng Ghorishdi. 16 tuổi, cô đang mang thai đứa con thứ 2. Cô được gia đình bán với giá 10.000 USD.


Hàng ngày, Tehani phải làm việc vất vả ngoài đồng


Còn đây là cô gái 16 tuổi - Surita. Cô mặc trang phục cô dâu và chờ đợi chú rể đến đón.


Khi nhà chồng đến đón, mọi người tặng quà cho Surita. Chú rể kém cô 1 tuổi, anh chàng mới 15. Ở đất nước Nepal, không chỉ con gái, mà con trai cũng kết hôn khi còn rất nhỏ tuổi.


Surita khóc đau đớn trong ngày cưới. Cô gào khóc không muốn ra khỏi nhà. Đất nước Nepal, nơi nạn tảo hôn diễn ra như một tục lệ, nhưng cô không chịu nổi khi mình còn quá nhỏ đã bị đưa xe ngựa để về nhà chồng


Saraswati, 14 tuổi, là em gái của cô dâu Sumeena, 15 tuổi. Cô đang gào khóc khi gia đình chú rể đưa chị gái mình đi


Mọi người đội vải trắng phủ trên đầu Leyualem, 14 tuổi khi em chuẩn bị được đưa lên con la để về nhà chồng. Thậm chí, em còn chưa gặp mặt chồng mình lần nào. Tấm vải trắng bịt mặt sẽ làm cho em không thể nhớ được đường về nhà, nên không mong cơ hội bỏ trốn được


Đây là khung cảnh những người rước cô dâu về nhà chồng.


Cặp vợ chồng trẻ ở Ethiopia. Chú rể là Addisu, 23 tuổi và cô dâu là Destaye, mới 11 tuổi.


Cũng ở Ethiopia, cô dâu Leyualem, 14 tuổi, đang buồn rầu chờ đợi đến thời khắc chú rể đến. Em cũng sẽ được đưa rước trên lưng một con la và giống như bao cô gái khác, em chưa hề biết người mà mình sẽ phải chung sống là ai


Debitu, 14 tuổi, đã trốn thoát khỏi người chồng sau nhiều tháng bị lạm dụng. Nhưng bây giờ em đang mang thai 7 tháng, sống trong cảnh vô gia cư và không có gì chắc chắn về tương lai của mình.


Đây là một phụ nữ bị đánh đập. Số phận những cô vợ tảo hôn không hạnh phúc. Họ không được coi trọng, một vật lao động, một cái máy đẻ, một món hàng - không hơn, không kém


Cuộc đời họ ngay từ ngày bước lên xe hoa, đã thấm đẫm nước mắt, như nước mắt mà bạn đang nhìn thấy, trên mặt cô gái này


Nữ cảnh sát ở thành phố Kandahar, Afghanistan – cô Malalai Kakar vừa bắt giữ một người đàn ông liên tục đâm dao vào vợ mình. Cô vợ mới 15 tuổi và bị đâm vì không nghe lời chồng. Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra đối với người đàn ông này, nữ cảnh sát cho biết: "Ông ấy sẽ chẳng sao cả, vì ở đây, họ là những ông vua nhỏ".


Khi bố mẹ của cô bé Sunil định sắp xếp cho em một đám cưới lúc Sunil mới 11 tuổi, cô bé đã dọa sẽ đi báo cảnh sát. Cha mẹ đành thôi và hiện giờ Sunil 13 tuổi, em vẫn đang được tiếp tục đi học ở bang Rajasthan, Ấn Độ. Cha mẹ em giờ đã tiến bộ hơn, họ biết, con gái mình được đi học là một hạnh phúc.


Khi Nujood Ali 10 tuổi, cô bé đã chạy trốn khỏi người chồng bạo hành và già hơn cô bé hàng chục tuổi. Em đã làm cho mọi người sửng sốt vì dám bắt taxi đến tòa án ở Yemen để đòi ly hôn. Hành động dũng cảm của cô bé đã biến em thành “nữ anh hùng” được cả thế giới biết đến. Giờ em lại được đi học, được sống với gia đình. Nhưng không phải cô gái nào cũng dũng cảm đứng lên giành tự do cho cuộc đời mình như em.


Nhiều cô bé mới chỉ 8, 9 tuổi đã phải bắt đầu cuộc sống hôn nhân, thậm chí, có những em dù mới chỉ 3 tháng tuổi nhưng cũng đã phải kết hôn theo đính ước của gia đình.



Hơn một thập kỷ qua, nhiếp ảnh gia Mark Tuschman (đến từ California, Mỹ) đã đi tới nhiều vùng miền trên khắp thế giới để ghi lại hình ảnh, câu chuyện bất hạnh về những bé gái, phụ nữ bị phân biệt đối xử hay trở thành nạn nhân của nạn tảo hôn.


Nhiếp ảnh gia cho biết tại nhiều nơi ông ghé thăm, phụ nữ và trẻ em gái bị xem là "hạ đẳng", không có quyền được hưởng những dịch vụ y tế hay giáo dục hiện đại, là nạn nhân của bạo lực tình dục hay tình trạng tảo hôn và luôn đối mặt với nguy cơ nhiễm AIDS.


Trong ảnh, cô bé Kala (13 tuổi) đến từ Rajasthan (Ấn Độ) đã phải kết hôn khi mới được 3 tháng tuổi.



Chồng của Nazia đã từng cố gắng giết chết cô 2 lần - 1 lần đẩy cô từ chiếc xe máy đang chạy với tốc độ cao ngã vật xuống đường, 1 lần khác là bằng thuốc độc. Nguyên nhân khiến người đàn ông này có những hành động vô nhân tính và tệ bạc như vậy là do anh ta không hài lòng với của hồi môn là 1 chiếc xe máy, anh ta muốn có được 1 chiếc ô tô mới.



Cô bé người Ấn Độ không được tới trường mà phải trông em và chăm sóc đàn dê.



Rani, đến từ Delhi, Ấn Độ cũng là 1 trong những nạn nhân của nạn tảo hôn. Lấy chồng sớm, Rani lại thường xuyên bị người chồng nghiện ngập đánh đập dã man. Vậy nhưng, cô vẫn nhẫn nhục cam chịu.



Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 3 phụ nữ lại có 1 người phải trải qua nạn bạo hành thể xác hay bạo hành tình dục. Theo ước tính, mỗi năm có 10 triệu cô gái kết hôn trước tuổi 18 và cứ 1/7 người kết hôn khi mới 15 tuổi, nhiều bé gái mới chỉ 8, 9 tuổi cũng đã phải lấy chồng.


Mỗi năm trên thế giới, khoảng 300.000 phụ nữ tử vong trong quá trình mang thai và sinh nở do nhiều thai phụ chỉ mới 15 đến 19 tuổi.



Nhiếp ảnh gia cho biết ông thực sự hy vọng dự án ảnh của mình sẽ khiến nhiều người chung tay đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, trẻ em gái. "Tôi muốn cả thế giới nhìn thấy gương mặt họ, cảm nhận được nỗi đau và thấu hiểu về sự bất lực của họ (phụ nữ và trẻ em gái)", nhiếp ảnh gia chia sẻ.



Với sự cảm thông sâu sắc trước cuộc sống nghèo khổ và bất hạnh của những người phụ nữ sống trong xã hội còn kém phát triển, nhiếp ảnh gia Mark Tushchan đã thực hiện nhiều dự án giúp đỡ phụ nữ và trẻ em ở Guatemala, Ghana, Trung Quốc, Mông Cổ hay Thái Lan... Trong số đó, dự án WomensTrust ở dự án ở Pokuase, Ghana đã hỗ trợ học bổng cho hơn 100 trẻ em gái tại quốc gia này.



Hay tổ chức Educate Girls đã giúp đỡ các nữ sinh được học tập và ngăn chặn nạn tảo hôn. Trong ảnh: Tuschman gặp Payal, 13 tuổi, qua chương trình giúp đỡ của tổ chức Educate Girls do ông thành lập.



Sunita, 1 học sinh khác được học tập nhờ có sự giúp đỡ của chương trình Educate Girls.



Tại Pokuase, Ghana, cô Sarah Ankrah đã nhận được sự trợ giúp của dự án WomensTrust. Với 50USD (khoảng hơn 1 triệu đồng) cô vay được từ dự án, cô đã mở cửa hàng làm bánh. Sau khi kinh doanh, mỗi tuần, cô bán được 8.000 ổ bánh mì và mang về gần 3.000USD (khoảng hơn 60 triệu đồng) mỗi tuần.

Lời kết
Tương lai của các em là phụ thuộc và tôi, vào bạn và tất cả mọi người. Hãy kêu gọi mọi người cùng chung tay xóa bỏ nạn tảo hôn này để các em được học, được sống với đúng lứa tuổi mình.


0 nhận xét:

Post a Comment